FAQs

Danh mục

Chủ đề

Yêu cầu riêng phổ biến của khách hàng liên quan đến đánh giá là gì?

Một yêu cầu riêng liên quan đến đánh giá rất phổ biến là việc áp dụng VDA6.3 để đánh giá quá trình trong chuỗi cung ứng.

Điều này liên quan đến mục 9.2.2.3 trong IATF 16949, yêu cầu tổ chức phải đánh giá quá trình áp dụng cách tiếp cận theo yêu cầu riêng của khách hàng.

(xem thêm tại câu hỏi "Tôi có thể tìm các yêu cầu liên quan đến CSR ở đâu trong VDA6.3?")
Tìm hiểu thêm m

Các yêu cầu riêng của khách hàng (OEM) trên trang điện tử IATF Global Oversight có đầy đủ không?

Mục đích của việc đăng tải các thông tin về CSR trên trang điện tử IATF 16949 là để cho các chuyên gia đánh giá chứng nhận và chuyên gia đánh giá bên thứ nhất/bên thứ hai làm quen với các yêu cầu riêng của khách hàng.

Tuy nhiên các thông tin trên trang điện tử của IATF chỉ có một phần thông tin và các chuyên gia đánh giá chứng nhận không có quyền truy cập vào tất cả các thông tin của CSR. Thêm nữa các OEM và các nhà cung cấp khác nhau sẽ có các triết lý khác nhau liên quan đến CSR.

Kết luận: Trang điện tử của IATF Global Oversight không liệt kê đầy đủ các CSR của OEM và các nhà cung cấp.
Tìm hiểu thêm m

Thực hiện các yêu cầu riêng của khách hàng như thế nào trong ngành công nghiệp ô tô?

IATF 16949 (Hệ thống quản lý chất lượng trong ngành công nghiệp ô tô) cung cấp cách tiếp cận chung cho hệ thống quản lý chất lượng trong chuỗi cung ứng ngành ô tô.
Các yêu cầu riêng của khách hàng được bổ xung cho các yêu cầu tương ứng trong IATF16949 cho hệ thống quản lý chất lượng của các nhà cung cấp.

IATF 16949 yêu cầu thực hiện cũng như kiến thức về các yêu cầu riêng của khách hàng, ví dụ:
• Trong chương 4, bối cảnh của tổ chức, IATF 16949 đòi hỏi các yêu cầu riêng của khách hàng được đánh giá và bao gồm trong phạm vi hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức.
• Mục 7.2.3, IATF 16949, yêu cầu xem xét các yêu cầu riêng của khách hàng liên quan đến năng lực chuyên gia đánh giá nội bộ và đòi hỏi các chuyên gia đánh giá cần nắm được các yêu cầu riêng của khách hàng để có thể đánh giá chúng,
• Mục 8.5.1.5, IATF 16949 yêu cầu rằng các yêu cầu riêng của khách hàng (nếu có liên quan) phải được xem xét trong bảo trì toàn diện (TPM).
• Mục 9.2.2.2, IATF 16949 đòi hỏi các yêu cầu riêng của khách hàng cần được lấy mẫu trong đánh giá hệ thống quản lý.
Tìm hiểu thêm m

Nhà cung cấp có cần phải đáp ứng tất cả các yêu cầu riêng của khách hàng không?

Về cơ bản thì nhà cung cấp có thể không cần đáp ứng một hoặc nhiều các yêu cầu riêng của khách hàng, tuy nhiên việc này cần phải có sự chấp thuận bằng văn bản của khách hàng trước khi trao hoặc ký kết hợp đồng. Một khi các thoản thuận có chứa các yêu cầu riêng của khách hàng đã được ký thì nhà cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu trong thỏa thuận.
Tìm hiểu thêm m

Đâu là các yêu cầu chính trong số các yêu cầu riêng của khách hàng Mercedes?

Các tiêu chuẩn chính bao gồm:
• MBST 13/19 Phê duyệt sản phẩm và quá trình sản xuất
• MBST 14/07 Đảm bảo chất lượng. Vận hành hệ thống quản lý chất lượng
• MBN 10447 Năng lực quá trình và trách nhiệm pháp lý
• MBST 18/06 Quản lý các đơn hàng bị lỗi sau khi đã rời nơi sản xuất
• MBST 27/09 FMEA
• MBST 28/16 Quy trình chung về đóng gói và xử lý các phương tiện chuyên chở.
• MBN 10448 Phân tích lỗi thị trường
Tìm hiểu thêm m

Tôi có thể tìm các yêu cầu riêng của khách hàng Mercedes ở đâu?

Bạn có thể tìm thấy các yêu cầu riêng của Mercedes trong "Các quy định về mua hàng" và các quy cách kỹ thuật.
Hầu hết các yêu cầu riêng của khách hàng Mercedes được quy định trong "Mercedes-Benz Special Terms" (MBST) và sẵn có tại cổng thông tin điện tử dành cho các nhà cung cấp của Mercedes.
Tìm hiểu thêm m

Đâu là các yêu cầu chính trong số các yêu cầu riêng của khách hàng BMW?

Các tiêu chuẩn chính bao gồm:
• GS 95004 Phân tích lỗi cho các khiếu nại thị trường
• GS 95015 Các yêu cầu đối với nhà cung cấp cho các khiếu nại 0km
• GS 91011 Các đặc tính đặc biệt
• GS 95009 Các biện pháp bảo vệ chống ESD
• GS 95017 Xác nhận độ tin cậy của sản phẩm trong sản xuất hàng loạt
• GS 98000 Nghiêm cứu năng lực bằng thống kê
• GS 98001 Các quy định chung và các thủ tục đặc biệt
• GS 90018 Tái thẩm định sản phẩm và quá trình
Tìm hiểu thêm m

Tôi có thể tìm các yêu cầu riêng của khách hàng BMW ở đâu?

Bạn có thể tìm thấy các yêu cầu riêng của khách hàng BMW trong IPC "international Purchasing Condition- Quy định mua hàng quốc tế", các quy cách và LSV "Service Interface Agreement-Các thỏa thuận dịch vụ".

Các yêu cầu riêng của khách hàng BMW thường được đề cập trong các "Tiêu chuẩn tập đoàn- Group Standards" (GS). Các tài liệu này có thể tải về từ cổng thông tin điện tử B2B của tập đoàn BMW
Tìm hiểu thêm m

Các yêu cầu riêng của khách hàng đến từ đâu?

Các yêu cầu riêng của khách hàng đến từ nhiều nguồn khác nhau tùy thuộc vào từng khách hàng. Tất cả các tiều liệu khi nhận hợp đồng từ khách hàng cần được xem xét cho mục đích này.
Chúng cũng thường liên quan đến các tài liệu về quy cách của khách hàng, các hợp đồng và các quy định về mua hàng.
Tìm hiểu thêm m

Các yêu cầu riêng của khách hàng (CSR) trong ngành công nghiệp Ô tô hiểu là gì?

Các yêu cầu riêng của khách hàng (CSR) là các yêu cầu xuất phát từ phía khách hàng và là các yêu cầu bổ xung được áp dụng trong hệ thống quản lý của nhà cung cấp.
Trong ngành công nghiệp Ô tô đây thường là các yêu cầu riêng bổ xung cho các yêu cầu của IATF 16949 hoặc DIN EN ISO 9001.
• Một ví dụ về yêu cầu riêng của khách hàng có thể là yêu cầu về mục tiêu cho năng lực quá trình (Cpk)
Các yêu cầu riêng của khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống quản lý của tổ chức. Thêm vào đó, có thể có các yêu cầu của khách hàng liên quan đến sản phẩm, những yêu cầu này thường gọi là các yêu cầu cụ thể khác của khách hàng.
Tìm hiểu thêm m

Làm thế nào để đánh giá tạo ra giá trị cho tổ chức?

Điều kiện tiên quyết quan trọng nhất cho bất kỳ cuộc đánh giá thành công nào là giải thích cho những người liên quan về giá trị mang lại là gì trong trường hợp các điểm không phù hợp được phát hiện.
Chỉ khi bên được đánh giá nhận ra giá trị này và không cảm thấy bị "bắt" trong cuộc đánh giá thì các quá trình cải tiến mới được bắt đầu và được thực hiện một cách hiệu lực và bền vững.

Điều này đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt của chuyên gia đánh giá ví dụ như kiến ​​thức chuyên môn, khả năng giải thích tốt và khả năng nắm bắt về tình trạng của bên được đánh giá.

GAB đặc biệt coi trong những năng lực này của chuyên gia đánh giá, điều này được phản ánh thông qua sự nhiệt tình của khách hàng.

Trong nhiều năm qua, GAB đã được các công ty ô tô, các nhà cung cấp cấp một lớn, cũng như các công ty logistic và các nhà cung cấp của họ ủy quyền trên toàn thế giới để tối ưu hóa các quá trình nội bộ và bên ngoài tổ chức của họ.

Chúng tôi không chỉ liệt kê các thiếu sót mà còn tập trung vào các phát hiện góp phần phát triển hệ thống quản lý của khách hàng và giúp họ tránh các rủi ro.

Nếu các cuộc đánh giá là đánh giá nội bộ, chúng tôi cũng đưa ra các hướng dẫn về phương pháp cải tiến cho khách hàng.
Tìm hiểu thêm m

Đánh giá (Audit) là gì?

Thuật ngữ Đánh giá (audit) xuất phát từ tiếng Latinh "auditus" có nghĩa là lắng nghe.
Trong lĩnh vực quản lý chất lượng, thuật ngữ audit được thiết lập, ở đây nó có nghĩa là một người lắng nghe khi một người khác báo cáo.

Tuy nhiên, chuyên gia đánh giá (auditor) phải có nhiều kỹ năng hơn là chỉ lắng nghe.
Đặc biệt quan trọng là khả năng nắm bắt và phân tích các mối quan hệ qua lại và dựa trên cơ sở đó đặt ra các câu hỏi bằng phương pháp thảo luận phù hợp về hệ thống quản lý (MS) của công ty.
Ngoài ra, chuyên gia đánh giá cũng cần có kiến ​​thức rộng về các tiêu chuẩn và phương pháp chất lượng, khả năng phân tích tốt cũng như có các kinh nghiệm chuyên môn cần thiết để phân loại chính xác những gì được trình bày hoặc kiểm tra và để xác nhận mức độ đáp ứng các yêu cầu từ các tiêu chuẩn chất lượng, các yêu cầu cụ thể của khách hàng, các thông số kỹ thuật nội bộ hoặc các yêu cầu pháp lý, dẫn đến cái gọi là sự không phù hợp và yêu cầu hành động.

Do vậy nếu lãnh đạo là người chịu trách nhiệm tổng thể cho việc đáp ứng tất cả các yêu cầu, chuyên gia đánh giá sẽ giúp xác định những điểm còn thiếu sót của tổ chức trong việc đáp ứng các yêu cầu, những vấn đề sẽ dẫn đến các rủi ro cho tổ chức và đồng thời nêu bật những điểm này trong báo cáo đánh giá cho lãnh đạo.

Thật không may khi các cuộc đánh giá không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách cần trọng trong những năm gần đây. Trong suy nghĩ của nhiều người thì nó là đánh giá hiệu quả công việc, mục đích chính của việc đánh giá là để cải tiến liên tục và phòng tránh các rủi ro cho tổ chức thường bị bỏ qua.
Tìm hiểu thêm m

GAB cung cấp những dịch vụ đánh giá nào?

GAB có mạng lưới chuyên gia đánh giá đánh giá toàn cầu và luôn sẵn sàng thực hiện đánh giá tại bất cứ thời điểm nào mà khách hàng mong muốn.
Nhóm chuyên gia của chúng tôi là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá hệ thống và đánh giá quá trình theo ISO 9001, ISO 14001, IATF 16949 và VDA6.3

Các dự án đánh giá của chúng tôi trải dài từ Châu Âu đến Mỹ, Mexico và Châu Á.
Chúng tôi có đại diện tại nhiều quốc gia như Ba Lan, Hungary,Romani, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Mexico,... Các chuyên gia đánh giá của chúng tôi được đào tạo chuyên sâu và có thể đánh giá bằng ngôn ngữ địa phương.
Tìm hiểu thêm m

Có những loại hệ thống quản lý nào?

Hầu hết tất cả các hệ thống quản lý đều dựa trên cấu trúc bậc cao của ISO 9001, dưới đây là một số ví dụ về các hệ thống quản lý:
ISO 14001
ISO 45001
ISO 27001
Tìm hiểu thêm m

Đánh giá tuân theo những quy tắc nào?

Các cuộc đánh giá diễn ra trong khuôn khổ chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO phải tuân theo các quy tắc của ISO hoặc cơ quan công nhận tương ứng, các quy tắc này phải được tuân thủ bởi các tổ chức chứng nhận.
Trong thực tế, điều này đề cập đến, ví dụ, trình độ chuyên môn của chuyên gia đánh giá và việc lập kế hoạch và quản lý đánh giá, v.v., được ghi lại trong các tiêu chuẩn và hướng dẫn được xây dựng riêng cho mục đích này:

• ISO/IEC 17021:2011chỉ ra các yêu cầu đối với "các tổ chức đánh giá và chứng nhận các hệ thống quản lý"
• ISO/IEC 17065:2013 quy định các yêu cầu đối với "các tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ."
• ISO 19011:2020 hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý

ISO 19011 không đưa ra các yêu cầu phải tiến hành đánh giá ra sao, thay vào đó nó cung cấp "hướng dẫn để để có thể thiết lập một chương trình đánh giá cũng như lập kế hoạch và tiến hành một cuộc đánh giá.

Do vậy, ISO 19011 được sự dụng cho đánh giá nội bộ (đánh giá bên thứ nhất) hoặc cho đánh giá nhà cung cấp (đánh giá bên thứ hai), trong khi ISO 17021 là bắt buộc đối với tổ chức chứng nhận cho các cuộc đánh giá chứng nhận (đánh giá bên thứ ba).
Tìm hiểu thêm m

Đánh giá bên thứ ba

"Đánh giá bên thứ ba" là các cuộc đánh giá được thực hiện bởi các chuyên gia đánh giá bên ngoài (các bên thứ ba độc lập) những người được phê duyệt theo các bộ quy tắc cơ bản ví dụ cho các cuộc đánh giá cấp chứng nhận ISO 9001, IATF 16949
Tìm hiểu thêm m

Đánh giá bên thứ hai là gì?

Thuật ngữ "đánh giá bên thứ hai" được sử dụng để mô tả các cuộc đánh giá mà khách hàng thực hiện với các nhà cung cấp của họ. Các cuộc đánh giá này cũng thường được gọi nhà "đánh giá nhà cung cấp"
Tìm hiểu thêm m

Đánh giá bên thứ nhất là gì?

"Đánh giá bên thứ nhất" còn được gọi là gia đánh giá nội bộ, chúng thường được thực hiện bởi nhân viên của tổ chức là những người có đủ năng lực cần thiết cho việc đánh giá. Trong trường hợp này chỉ có một bên tham gia là chính tổ chức đó . Đánh giá nội bộ cũng có thể được thực hiện bởi chuyên gia đánh giá có đủ năng lực bên ngoài tổ chức. Các chuyên gia đánh giá từ các tổ chức chứng nhận không được phép thực hiện đánh giá nội bộ tại các công ty mà họ thực hiện đánh giá cấp chứng nhận.
Tìm hiểu thêm m

Tôi sẽ áp dụng loại hình đánh giá nào?

Để xác định loại hình đánh giá thì trước hết cần xác định mục tiêu đánh giá. ISO 9001 đề cập đến đánh giá trong chương 9 (Đánh giá kết quả hoạt động).

Ví dụ, nếu mục đích là để đo lường sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng, đánh giá hệ thống sẽ được áp dụng. Các tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc các tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp Ô tô như IATF16949 hay VDA 6.1 sẽ được sử dụng.

Nếu mục tiêu là cải tiến các quá trình, đánh giá quá trình sẽ được sử dụng, các tiêu chuẩn khác nhau có thể được áp dụng, ví dụ điển hình là sử dụng tiêu chuẩn VDA 6.3

Khi mục tiêu là để xem xét mức độ chất lượng của sản phẩm do tổ chức nội bộ hoặc bên ngoài làm ra và để tìm kiến các cơ hội cải tiến trên sản phẩm thì đánh giá sản phẩm có thể được áp dụng. Đánh giá sản phẩm cũng có thể sử dụng theo hướng sự kiện để tránh các lỗi lăp lại hoặc giảm thiểu chi phí bảo hành. VDA6.5 là một ví dụ về phương pháp đánh giá sản phẩm.
Tìm hiểu thêm m

Có những loại hình đánh giá nào?

Đánh giá có thể được chia thành các loại hình sau :
• Đánh giá hệ thống
• Đánh giá quá trình
• Đánh giá sản phẩm
Tìm hiểu thêm m