FAQ

Cấu trúc của ISO/IEC 27001 là gì?

ISO/IEC 27001 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu cho hệ thống quản lý bảo mật thông tin (ISMS). Tiêu chuẩn có nhiều phần và bao hàm các mục sau: 

1.    Phạm vi: Mô tả phạm vi của tiêu chuẩn và xác định ứng dụng của nó cho tất cả các loại tổ chức và thông tin.

2.    Tài liệu viện dẫn: Chứa danh sách các tiêu chuẩn và tài liệu liên quan khác được tham chiếu.

3.    Thuật ngữ và định nghĩa: Xác định các thuật ngữ và định nghĩa chính được sử dụng trong tiêu chuẩn để đảm bảo sự hiểu biết nhất quán.

4.    Bối cảnh của tổ chức: Mô tả các yêu cầu đối với tổ chức để xác định bối cảnh và khuôn khổ cho ISMS. Điều này bao gồm các yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài, các bên quan tâm và nghĩa vụ tuân thủ.

5.    Sự lãnh đạo: Nhấn mạnh tầm quan trọng của cam kết của quản lý cấp cao đối với ISMS và thiết lập các yêu cầu đối với lãnh đạo, chính sách, vai trò và trách nhiệm.

6.    Hoạch định: bao gồm các yêu cầu để đánh giá rủi ro, giải quyết các rủi ro và cơ hội, đặt mục tiêu và lựa chọn các kiểm soát thích hợp.

7.    Hỗ trợ: Mô tả các yêu cầu về nguồn lực, năng lực, nhận thức, giao tiếp, tài liệu và kiểm soát tài liệu.

8.    Vận hành: Thiết lập các yêu cầu để thực hiện xử lý rủi ro và tiến hành các hoạt động như quản lý thay đổi, xử lý sự cố bảo mật và lập kế hoạch kinh doanh liên tục.

9.      Đánh giá kết quả hoạt động:  Bao gồm các yêu cầu để theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá kết quả thực hiện của ISMS, bao gồm đánh giá nội bộ và xem xét của ban lãnh đạo.

10.  Cải tiến: Thiết lập các yêu cầu để cải tiến liên tục ISMS dựa trên đánh giá kết quả thực hiện, đánh giá nội bộ và xử lý sự không phù hợp.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 cung cấp một phương pháp có hệ thống để thiết lập và duy trì một ISMS có hiệu lực nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho tổ chức. Nó cho phép các công ty xác định các rủi ro, thực hiện các kiếm aots phù hợp và liên tục cải thiện việc bảo mật thông tin.

Nội dung của ISO/IEC 27001 bao gồm những gì?

Tiêu chuẩn ISO 27001 với ten chính thức là "ISO/IEC 27001:2022 -  Bảo mật thông tin, An ninh mạng và Bảo vệ quyền riêng tư" cung cấp khôn khổ để thiết lập, triển khai, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý bảo mật thông tin (ISMS) trong một tổ chức.

Mục đích chính của ISO27001 là giúp các tổ chức bảo vệ tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn có của tài sản thông tin của họ. Nó cung cấp một cách tiếp cận có hệ thống để quản lý các thông tin nhạy cảm của tổ chức, chẳng hạn như dữ liệu khách hàng, tài sản trí tuệ, các hồ sơ nhân viên nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc mất mát, truy cập trái phép hoặc sửa đổi trái phép. 

Thông qua việc triển khai ISO 27001 các tổ chức có thể xác định và giải quyết các lỗi hổng bảo mật tiềm ẩn, thiết lập các quá trình quản lý rủi ro, xác định các mục tiêu và biện pháp kiểm soát bảo mật, đồng thời tạo ra văn hóa nhận thức về bảo mật thông tin trong lực lượng lao động của mình.  Tiêu chuẩn thúc đẩu cách tiếp cận toàn diện để quản lý bảo mật thông tin, bao gồm con người, các quá trình và công nghệ.

Chứng nhận ISO 27001 là tự nguyện và thường được tìm kiếm bở các tổ chức muốn thể hiện cam kết bảo vệ tài sản thông tin và đảm bảo với các bên liên quan về các biện pháp bảo mật của họ. Nó có thể giúp nâng cao danh tiếng cho tổ chức, xây dựng niềm tin với khách hàng và đối tác kinh doạnh đồng thời mang lại lợi thế kinh doanh trên thị trường.

Nhìn chung, ISO 27001 giúp các tổ chức thiết lập một hệ thống quản lý bảo mật thông tin mạnh mẽ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và các yêu cầu pháp lý và giảm khả năng xảy ra cũng như tác động của các sự cố bảo mật, đồng thời như nâng cao khả năng bảo mật thông tin về tổng thể.